Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

2. MEN TIM

MEN TIM


  • Là nhóm xét nghiệm không thể thiếu đối với các trường hợp Nhồi máu cơ tim.
  • Các men thường làm: Troponin I, CK - MB.

-----------------


Troponin I

Troponin: là protein sợi cơ của cơ vân. Gồm 3 bán đơn vị:
1) Troponin I: ức chế actomyosin ATPase
2) Tropnonin T: gắn phức hợp Troponin với Tropomyosin
3) Troponin C: có 4 vị trí gắn calci.
Trích:
Nguyên văn bởi Koala View Post

Troponin
  • Troponin tăng càng cao, tử suất càng cao
  • Cần ít nhất hai lần đo với lần sau cùng cách ít nhất 6 giờ sau cơn đau ngực để loại trừ nhồi máu cơ tim
  • Sau nhồi máu cơ tim cấp, troponin có thể tăng hơn 10 ngày nên không thể dùng để đánh giá đau ngực sau nhồi máu.
  • Troponin I có tính nhạy và đặc hiệu để chẩn đoán nhồi máu cơ tim chu phẫu
  • Troponin không đặc hiệu 100% cho nhồi máu cơ tim cấp

Trường hợp dương tính giả:
  • Có thể do gắn kết không đặc hiệu giữa kháng thể trong thuốc thử với troponin trong máu có nguồn gốc không từ tim (circulating troponin of non-cardiac origin)
  • Suy thận: troponin là chỉ điểm tim tốt ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhưng không hữu ích ở bệnh nhân suy thận mạn không được chạy thận nhân tạo
  • Yếu tố dạng thấp (RF) cũng có thể làm kết quả đọc troponin I dương tính.
  • Troponin I: có độ nhạy - chuyên biệt cao. Đặc điểm:
    + là chất đánh dấu tim có độ chắc chắn cho chẩn đoán hơn CK - MB. ( Tuy CK - MB tăng có độ chuyên biệt đối với cơ tim bị hoại tử > 95% nhưng đôi khi chỉ số này cứ cao liên tục -> không động học; nguyên nhân do phản ứng chéo giữa CK - MB với CK - BB ).

    + giúp chẩn đoán chính xác NMCT ở BN hậu phẫu ( CK - MB có tăng sau chấn thương cơ ).
  • bt: 0,5 - 2 ng/mL ( < 0,1 - 0,2 ng/mL ), > 2 : chẩn đoán chắc chắn.
  • Động học: khởi tăng 3 - 12h, đỉnh 24 - 48h, về bình thường 5 - 14 ngày.


CK - MB
  • CPK ( Creatin Phosphat Kinase ), gọi gọn là CK ( Creatin Kinase ) : là enzym chuyển phosphat từ ATP sang creatin. Có nhiều ở: tim - cơ xương, ít ở não.
  • CK có 2 bán đơn vị là M (muscle: cơ) & B (brain: não), có 3 isoenzym là:
    1) CK - BB ( CK1 ): có nhiều ở não
    2) CK - MB ( CK2 ): có nhiều ở tim
    3) CK - MM ( CK3 ): có nhiều ở cơ.
  • CK - MB là isoenzym của CK, được sử dụng trong chẩn đoán NMCT vì có nhiều ở tim - đặc hiệu cho tổn thương cơ tim khi đo 24 - 36h sau đau ngực.

Trích:
Nguyên văn bởi Koala View Post

CPK (Creatine phosphokinase) cũng còn được gọi là CK (Creatine kinase)
CPK là một enzyme được tìm thấy chủ yếu ở tim, não và cơ vân. CPK có 3 isoenzymes có cấu trúc hơi khác nhau
  • CPK-1 (còn gọi là CPK-BB, CK-BB) tập trung chủ yếu ở não và phổi
  • CPK-2 (còn gọi là CPK-MB, CK-MB) tìm thấy chủ yếu ở tim
  • CPK-3 (còn gọi là CPK-MM, CK-MM) tìm thấy chủ yếu cơ vân

Do đó CK tăng không có ý nghĩa chẩn đoán nhồi máu cơ tim vì nó không đặc hiệu cho tổn thương tại tim mà có thể do những tổn thương tại cơ vân, não, phổi…

CK-MB có tính đặc hiệu cho tổn thương tại tim hơn CK và được xem là một trong những chỉ điểm của hoại tử cơ tim
CK-MB hơn 5% CK có ý nghĩa dương tính cho nhồi máu cơ tim
Nếu CK-MB tăng mà CK bình thường cũng có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao.

CK-MB có thể dương tính giả trong
  • 8% trường hợp thuyên tắc phổi
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
  • bt: CK - MB <= 24 U/L - 37oC.
  • Động học: khởi tăng 3 - 12h, đỉnh 24h, về bình thường 48 - 72h.
  • (+) giả do:
+ giảm độ thanh thải CK - MB
+ phản ứng chéo với CK - BB.
-> Nếu BN đến trễ đã quá thời gian đỉnh & thời gian hết của CK - MB (quá 10 ngày): lúc này phải dựa vào men LDH, Troponin.


LDH ( = LD = Lactate Dehydrogenase )
  • LDH là enzym nội bào có trong hầu hết các tế bào đang chuyển hóa, hàm lượng cao ở: tim - cơ xương - gan - thận - não - hồng cầu.
  • là men tăng muộn trong NMCT cấp, nhạy nhưng không đặc hiệu. Ngoài NMCT, LDH còn tăng trong: tán huyết, bệnh bạch cầu, bệnh thận..
  • LDH/máu = LDH toàn phần. Khi điện di, tách biệt được 5 isoenzym: LDH1, LDH2, LDH3, LDH4, LDH5 -> nếu thấy LDH tăng, lầm thêm đồng vị LDH1 (có trong cơ tim) đặc hiệu hơn & tỉ số LDH1/LDH2 > 1 -> NMCT.
  • bt: 230 - 460 U/L - 37oC.
  • Động học LDH: khởi tăng 12h, đỉnh 24 - 48h, về bình thường 10 - 14 ngày.


-----------------------
  • Troponin & CK - MB đều tăng trong trường hợp:
    1) viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
    2) đụng dập tim, phẫu thuật tim
    3) khử rung liên tiếp.
  • Troponin I vượt trội hơn CK - MB về 2 mặt:
1) độ nhạy, độ chuyên biệt cao.

2) tăng sớm 3 giờ sau khởi phát đau, đỉnh 24 - 48h, mãi 5 - 14 ngày sau mới trở về bình thường. Với việc duy trì sự đánh dấu lâu nhất như thế, Troponin bao gồm ưu điểm (sớm) của Myoglobin, CK - MB & ưu điểm (muộn) của LDH.
  • Troponin I ưu thế hơn CK - MB trong một số hoàn cảnh:
    + cần chẩn đoán phân biệt NMCT không ST chênh lên với Đau thắt ngực không ổn định. ( CDTNKOD không thể làm tăng Troponin nhưng đôi khi có CK - MB (tim) tăng do giao thoa với sự tăng CK - BB (não).

    + cần phát hiện NMCT cấp ở BN hậu phẫu (mà CK - MB có thể tăng do vết mổ cơ bắp).

    + cần khẳng định NMCT cấp ở những người bị hủy hoại cơ nhiều ( CK - MB cũng tăng ) như: viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ, suy thận mạn; hoặc ở Bn Xuất huyết não, Nhồi máu não - có hủy hoại mô não ( CK - BB tăng & có sự tăng giao thoa CK - MB); hoặc ở BN đang K phế quản - phổi, K tuyến tiền liệt, nhồi máu ruột.
  • Tuy nhiên, khi cần phân định NMCT với chấn thương tim, phẫu tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sốc điện khử rung thất liên tiếp: CK - MB & Troponin đều tăng (vì là dấu ấn tế bào cơ tim bị hủy) nên ưu thế cả 2 như nhau.
  • Sử dụng men tim cần cho trường hợp có 1 tiêu chuẩn rồi cần 1 tiêu chuẩn nữa:
    • + mới mổ, già, DTD -> đo ECG có dấu NMCT -> dùng men tim để chẩn đoán xác định.
    • + đau ngực kiểu NMCT nhưng ECG chỉ có dấu hiệu block nhánh hay BN đặt máy tạo nhịp -> che lấp ECG -> làm men tim.
  • Các trường hợp: phình vách thất, Đau thắt ngực không ổn định -> chỉ cần ECG theo dõi là đủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét