Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH

  • Đọc KMDM qua 3 bước để xác định toan kiềm:
    Bước 1: xem pH
    Bước 2: xem PaCO2
    Bước 3: xem HCO3 std.
  • Có 3 tình huống:


1. pH < 7,35
  • là trường hợp Toan máu.
  • Tiếp theo xem PaCO2 để xác định là toan hô hấp or toan chuyển hóa:


    > 45 -> toan hô hấp
    < 35 -> toan chuyển hóa.

  • bước 3: xem HCO3 std. Có 2 trường hợp:

    1. PaCO2 > 45: toan hô hấp.
      -> xem HCO3 tăng bao nhiêu với mỗi 10 mmHg tăng của PaCO2:
      + tăng 1 - 1,2: toan hô hấp cấp ( pH giảm 0,07 )
      + tăng 3 - 4: toan hô hấp mạn ( pH giảm 0,03 )
      + tăng 1,2 - 3: toan hô hấp cấp trên nền mạn ( pH 0,03 - 0,07 )
    2. PaCO2 < 35: toan chuyển hóa.
      -> xem PaCO2 giảm bao nhiêu với mỗi 1 mEq giảm của HCO3:

      giảm 1 - 1,2 mmHg: toan chuyển hóa có bù
      ( 2 số lẻ của pH = PaCO2 hoặc PaCO2 = (1,5 x HCO3) + 8, hoặc PaCO2 = HCO3 + 15)


2. pH > 7,45
  • là trường hợp kiềm máu.
  • Tiếp theo xem PaCO2 để xác định là kiềm hô hấp hay kiềm chuyển hóa:

    < 35: kiềm hô hấp
    > 45: kiềm chuyển hóa.
  • bước 3: xem HCO3 std. Có 2 trường hợp:

    1. PaCO2 < 35: kiềm hô hấp.

      -> xem HCO3 giảm bao nhiêu với mỗi 10 mmHg giảm của PaCO2:

      + giảm 2 - 2,5: kiềm hô hấp cấp ( pH tăng 0,08 )
      + giảm 5: kiềm hô hấp mạn ( pH tăng 0,03 )
    2. PaCO2 > 45: kiềm chuyển hóa.

      -> xem PaCO2 tăng bao nhiêu với mỗi 1 mEq tăng của HCO3:

      tăng 0,7 mmHg: kiềm chuyển hóa có bù ( 2 số lẻ của pH = PaCO2 hoặc PaCO2 = HCO3 + 15 )


3. 7,35 < pH < 7,45

có 3 khả năng:
  1. không có rối loạn: pH, PaCO2, HCO3 std đều bình thường.
  2. có rối loạn được bù đủ:
    • pH: bình thường
    • PaCO2, HCO3: không bình thường.
  3. có rối loạn kiềm toan hỗn hợp:
    • pH: bình thường
    • PaCO2, HCO3: không bình thường.

--------------------

ÁP DỤNG 5 QUY LUẬT ĐỌC KMDM



Luật 1
  • Rối loạn toan kiềm chuyển hóa nguyên phát nếu: pH bất thường & pH, PCO2 thay đổi cùng chiều.
  • Nhiễm toan chuyển hóa: pH < 7,35 & PCO2 < 35.
  • Nhiễm kiềm chuyển hóa: pH > 7,45 & PCO2 > 45.

Luật 2
Rối loạn toan kiềm hô hấp kèm theo nếu:
  • PaCO2 đo được > PaCO2 dự đoán: toan hô hấp.
  • PaCO2 đo được < PaCO2 dự đoán: kiềm hô hấp.


Luật 3
  • Rối loạn toan kiềm hô hấp nguyên phát khi: PaCO2 bất thường & pH, PCO2 thay đổi ngược chiều.
  • toan hô hấp: PCO2 > 45 & pH < 7,35.
  • kiềm hô hấp: PCO2 < 35 & pH > 7,45.


Luật 4
  • sự thay đổi pH mong đợi (tính theo phương trình) quyết định: rối loạn hô hấp cấp/mạn? Có rối loạn toan kiềm do chuyển hóa kèm theo?
  • Các rối loạn nguyên phát:

    • Toan chuyển hóa -> thay đổi bù trừ: pCO2 = 1,5 x HCO3 + ( 8 +/- 2 ).
    • Kiềm chuyển hóa -> TDBT: pCO2 = 0,7 x HCO3 + ( 21 +/- 2 ).
    • Toan hô hấp cấp -> TDBT: /\ (danta) pH = 0,08 x (pCO2 - 40).
    • Toan hô hấp mạn -> TDBT: /\ pH = 0,03 x (pCO2 - 40).
    • Kiềm hô hấp cấp -> TDBT: /\ pH = 0,08 x (40 - pCO2).
    • Kiềm hô hấp mạn -> TDBT: /\ pH = 0,03 x (40 - pCO2).
  • giá trị: < 0,003 -> mạn, > 0,008 -> cấp (rối loạn toan kiềm do chuyển hóa). Bù khi < 0,003 & bù 1 phần khi 0,003 < /\ < 0,008.


Luật 5.
Rối loạn toan kiềm hỗn hợp:
  • pCO2 bất thường, pH bình thường
  • pH bất thường, pCO2 bình thường.


SƠ ĐỒ


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 645x359.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 634x343.


-----------------

ÁP DỤNG


@1
  • pH < 7,35: nhiễm toan.
  • PaCO2 giảm hoặc bình thường: toan chuyển hóa nguyên phát. Dựa vào quy luật 2 để xác định toan kiềm hô hấp kết hợp?
  • PaCO2 tăng: toan hô hấp nguyên phát. Dựa vào quy luật 4 để biết rối loạn cấp/ mạn & có rối loạn toan kiềm chuyển hóa kết hợp?


@2
  • pH > 7,45: nhiễm kiềm.
  • PaCO2 bình thường hoặc cao: kiềm chuyển hóa nguyên phát. Dựa vào quy luật 2 để biết rối loạn toan kiềm hô hấp kết hợp?
  • PaCO2 thấp: kiềm hô hấp là nguyên phát. Dựa vào quy luật 4 để biết cấp/mạn & có rối loạn toan kiềm chuyển hóa kết hợp?


@3
  • pH bình thường: 7,35 - 7,45.
  • PaCO2 cao -> toan hô hấp & kiềm chuyển hóa hỗn hợp.
  • PaCO2 thấp -> kiềm hô hấp & toan chuyển hóa hỗn hợp.
  • PaCO2 bình thường: có thể là toan chuyển hóa đồng thời có kiềm chuyển hóa.

------------------

Anion Gap

(khoảng trống anion)
  • AG = Na+ - ( Cl - + HCO3- ) = 12 +/- 4 mEq/l.
  • AG cho biết toan chuyển hóa là do tích tụ acid hay do mất HCO3-:

    • AG tăng -> tích tụ acid hữu cơ (acid lactic, keto acid) hoặc suy thận không thải acid được. Gặp trong:

      1. suy thận cấp
      2. tiểu đường
      3. suy dinh dưỡng
      4. choáng (nhiễm trùng, tim, giảm thể tích)
      5. ngộ độc thuốc, rượu.
    • AG bình thường -> toan chuyển hóa mất HCO3- , thường kèm giảm K+ máu. Gặp trong:

      1. tiêu chảy
      2. điều trị bằng Diamox
      3. toan huyết ống thận.

1 nhận xét:

  1. MỜI BS sang blog bui khanh quang để xem và tải phần tính toán khí máu do tôi viết . cảm ơn , chúc vui

    Trả lờiXóa